Tản mạn

Trả lại đúng tên gọi cho mắm tép, mắm tôm và mắm ruốc!

mắm ruốc có phải mắm tôm không - Trả lại đúng tên cho mắm tép, mắm tôm và mắm ruốc - VietFlavour

Mắm ruốc có phải mắm tôm không? Mắm tôm và mắm ruốc làm từ gì? Còn mắm tép là gì? Đã tới lúc chúng ta cần trả lại đúng tên gọi cho mắm tép, mắm tôm và mắm ruốc!

Kính chào quý bạn đọc của VietFlavour!

Có lẽ trong mỗi chúng ta, chắc ít nhất một lần được nếm thử cái hương vị trông có vẻ không được thơm cho lắm, nhưng lại là món gia vị được xem là “Quốc hồn Quốc túy” của người Việt Nam – Mắm. Mà nói tới mắm lại có muôn vàn loại mắm, và mỗi nơi, mỗi vùng miền lại có một loại mắm đặc trưng khác nhau. Nào là mắm tôm, mắm tép, mắm ruốc, mắm linh, mắm ba khía, mắm ruột, mắm nêm

Và nói đến đây, chắc sẽ có rất, rất nhiều người cũng giống như tác giả luôn có một thắc mắc không nhỏ về loại mắm nổi tiếng nhất, hiện diễn tại mọi miền khắp cả nước đó là mắm tép, mắm tôm và mắm ruốc, nhưng lại không thể nào phân biệt được đâu là mắm tôm, đâu là mắm ruốc, và đâu là mắm tép.

mắm ruốc có phải mắm tôm không - Trả lại đúng tên cho mắm tép, mắm tôm và mắm ruốc - VietFlavour

Bình thường thì nhiều người cũng có thể phân biệt được dễ dàng 3 loại mắm trên. Nhưng kỳ thực lại không hẳn là đúng, bởi cùng là một loại mắm, nhưng có người lại gọi là mắm tôm, có người gọi là mắm ruốc, và cũng có người gọi là mắm tép, và đều cho là đúng.

Vậy kỳ thực mắm ruốc có phải mắm tôm không? Mắm ruốc có phải là mắm tép không? Mắm tôm làm từ gì? Mắm ruốc làm từ gì? Và mắm tép là gì?…

Thậm chí các thông tin, tên sản phẩm được đăng trên mạng, kể cả báo chí, truyền hình đều có sự nhầm lẫn khiến cho chúng ta càng thêm bị “rối”. Như vậy để thấy được sự nhầm lẫn rất lớn trong cách gọi các loại mắm nổi tiếng nhất Việt Nam, mà chúng ta tưởng như đã biết vì quá dân giã, quen thuộc.

Bởi vậy, VietFlavour thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần:

Trả lại đúng tên gọi cho mắm tép, mắm tôm và mắm ruốc!

Để làm được điều đó, đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu:

Con tôm là gì? Con tép là gì? Và con ruốc là gì?

Tôm thì chắc ai cũng biết rồi phải không ạ, nếu VietFlavour mà định nghĩa lại coi chừng lại trở nên vô duyên ấy chứ. Có thể kể tới một số loại tôm như tôm đất, tôm càng xanh, tôm sắt, tôm thẻ, tôm sú, tôm hùm, tôm gọng

Tôm sống

Mớ tôm đất thật tươi ngon biết bao, tất nhiên nó không phải là con tép rồi!!!

Còn tép thì cũng rất quen thuộc luôn, nhưng như thế không có nghĩa là không có sự nhầm lẫn. Và VietFlavour nghĩ sự nhầm lẫn trong 3 cái tên mắm tép, mắm tôm và mắm ruốc là xuất phát từ đây – con tép.

Cái nhầm lẫn ở chỗ người dân tại một số vùng có cách gọi con tôm là tép, hay có thể là gọi những con tôm nhỏ là tép (bởi nhiều lần tác giả khi đi vào quán cơm ở Sài Gòn được nghe giới thiệu các món tép kho, nhưng kỳ thực nó là con tôm to bằng ngón tay út rồi).

Nhưng chúng ta cần phải xác định rõ, tép là một loại giáp xác rất giống con tôm nhỏ. Nhưng nó lại không phải là con tôm, bởi kích thước của nó chỉ lớn tối đa cũng chỉ bằng ruột bút bi.

Con tép không phải là con tôm

Nhớ nhé, tép không thể nào lớn lên thành con tôm được nhé!

Nói tới đây thì con tôm còn nhỏ thì thế nào? Xin trả lời rằng con tôm nhỏ, hay con tôm con thì nó chỉ là con tôm con. Có thể chúng ta gọi là tép vì kích thước giống con tép, nhưng kỳ thật cần phải xác định rõ chính xác tép và tôm là hai loài hoàn toàn khác nhau.

Cần nói rõ thêm về con tép. Con tép được chia thành 2 loại, một loại là tép đồng (tép sông), một loại là tép biển. Với tép đồng, thì tác giả nghĩ mọi người trên khắp cả nước đều gọi nó là con tép. Nhưng tép đồng rất ít nên có lẽ ít khi nào chúng ta được sử dụng đúng món mắm tép đồng, trừ người dân ở quê.

Tép đồng - VietFlavour

Hình ảnh mớ tép đồng nhảy tanh tách rất đỗi quen thuộc đến thân thương với bao người lớn lên ở mọi miền quê đồng ruộng. Và tất nhiên nó không phải là tôm hay con tôm còn nhỏ rồi!

Con tép là cách gọi để chỉ con vật giống con tôm nhưng rất nhỏ

Còn riêng với con tép biển, thì một số nơi gọi là tép biển, một số nơi gọi là con moi, và một số nơi gọi là con ruốc. Cách gọi này không phải là cách gọi theo vùng miền, ví dụ như ở miền Trung, mà thực tế như quê của tác giả, cả tỉnh gọi là con ruốc, nhưng ngôi làng của tác giả ở lại gọi là con tép biển. Bởi vậy:

Tép biển, con moi (tép moi) và con ruốc là các cách gọi khác về một loài tép sống ở biển

Tép biển còn gọi là ruốc biển, con moi, tép moi

Tép biển còn được gọi là con ruốc, con moi, tép moi. Có màu hồng khác với tép đồng có màu đất.

Tới đây, có lẽ chúng ta đã phân biệt được đâu là con tôm, đâu là con tép, và đâu là con ruốc rồi đúng không ạ! Và điều tác giả mạn phép muốn được cùng tất cả chúng ta hiểu thật đơn giản:

  • Tôm có kích thước lớn
  • Tép hay còn gọi là ruốc, moi
  • Tép có kích thước rất nhỏ (tép không thể lớn lên thành con tôm)
  • Con tôm không phải là con tép

Một khi đã xác định được như vậy, thì chúng ta cần:

Trả lại đúng tên gọi cho mắm tép, mắm tôm và mắm ruốc!

  • Mắm tôm làm từ con tôm
  • Mắm tép đồng làm từ tép đồng (rất hiếm có hiện nay)
  • Mắm ruốc làm từ tép biển (gần như tất cả các loại ruốc hiện nay đều làm từ tép biển)

Nhưng một cái khó chính nhất khiến chúng ta nhầm lẫn là cách gọi các loại mắm.

Mắm tôm được làm từ tôm hay tép - Trả lại đúng tên cho mắm tép, mắm tôm và mắm ruốc - VietFlavour

Rõ ràng mắm được làm từ con ruốc (tép biển, moi) thì phải gọi là mắm ruốc mới đúng chứ nhỉ!!!

Hình như ở miền Bắc, mọi người thường gọi mắm tép (mắm ruốc) là mắm tôm. Cùng là mắm ruốc (đã trả lại đúng tên) nhưng một số người gọi là mắm tôm, một số người gọi là mắm ruốc, một số người gọi là mắm tép, và một số người gọi là mắm moi. Loạn xì ngầu, chóng cả mặt luôn.

Các loại mắm tôm gắn liền với thịt chó, hay giả cầy (để cho mọi người dễ mường tượng) đều được làm từ con ruốc, bởi vậy, nếu chúng ta gọi đúng thì phải là mắm ruốc chứ.

Còn nhớ ở quê tác giả, mắm làm từ tép đồng gọi là ruốc điềm (thơm và ngon), mắm làm từ tép biển gọi là ruốc hôi (bởi nó có mùi hôi hơn).

Mặt khác, lấy một ví dụ là món tôm chua – Đặc sản Huế rất nổi tiếng. Thì theo tác giả, cách gọi mắm tôm ở đây mới thực sự chính xác, bởi mắm được làm từ con tôm.

Mắm làm từ tôm mới gọi là mắm tôm - Trả lại đúng tên cho mắm tép, mắm tôm và mắm ruốc - VietFlavour

Không mong muốn chúng ta phải thay đổi cách gọi, bởi nhiều khi đó là văn hóa, là bản sắc của mỗi người, mỗi vùng miền, và tất cả chúng ta nên trân trọng và giữ gìn điều đó. Nhưng để khép lại bài viết này, tác giả mong muốn, rất mong muốn được cùng tất cả chúng ta, dù là người miền Bắc, miền Trung, hay miền Nam, hay một vùng miền nào, thì chúng ta cần hiểu rõ dù có gọi như thế nào thì tới cuối cùng cũng cần Trả lại đúng tên gọi cho mắm tép, mắm tôm và mắm ruốc! Bạn nghĩ có đúng không ạ?

Trả lại đúng tên gọi cho mắm tôm, mắm tép và mắm ruốc

Trả lại đúng tên gọi cho mắm tôm, mắm tép và mắm ruốc

Có 1 bình luận cho bài “Trả lại đúng tên gọi cho mắm tép, mắm tôm và mắm ruốc!

  1. Ngọc viết:

    Xin được trao đổi ý kiến cá nhân thế này: Hình ảnh tác giả đưa ra là mớ Tôm. Những con Tôm nhỏ hơn hình ảnh trên của tác giả (bé xíu, rang với Khế chua mà ăn sẽ rất ngon) thì ở nhiều nơi gọi là Tôm riu.
    Còn Tép là khái niệm không dùng để chỉ một Động vật cụ thể, ở một số nơi gọi là “mớ Tép”. Về bản chất mớ tép là một hỗn hợp gồm nhiều loại con nhỏ: cá nhỏ (Bống, Đòng Đong, cá Cờ còn gội Săn Sắt, Giếc nhỏ xíu…vv), Tôm nhỏ (Tôm riu) và các Động vật nhỏ khác (ví dụ: ấu trùng của Chuồn Chuồn, con Xin Tương…vv). Tóm lại không có con Tép cụ thể, mà chỉ có mớ Tép thôi. Xin cảm ơn đã theo dõi!
    P/S: Những thông tin đó là Tôi được nghe ở chương trình “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” vào thời gia từ 7h00 – 7h15, nhưng không nhớ ngày, tháng, năm phát thanh vì phát lâu rồi (khoảng những năm 1978-1980 năm), ngày đó chương trình còn giải thích vì sao gọi là hoa “Dâm Bụt” nhưng giờ Tôi không nhớ nữa.

    1. Người Hai Quê viết:

      Xin chân thành cảm ơn Ngọc! Những ý kiến đóng góp của bạn sẽ là một thông tin rất hữu ích dành cho tất cả mọi người.

      1. Nguyễn Mạnh Hùng viết:

        Tiếng Anh tôm nhỏ, to, tép ruốc đều là shrimp còn cá to bé đều là fish. Vì theo mình nghĩ cùng loài khác chi thôi. Miền Bắc gọi tôm và cá giống tên khoa học. MB k có loài động vật nào là con tép chỉ có mớ tép.

      2. Trịnh Sơn viết:

        Mình quê phú thọ cái con nhỏ kia gọi là tôm riu, còn loại cá bé khi trưởng thành chỉ bằng ngón tay út gọi là tép

        1. Thị Quỳnh viết:

          Đúng,con cá tép to bằng ngón tay út để om dưa chua hoặc nấu cám cho lợn ăn.Tôi ở trung du,ít được ăn tép đồng,tép biển,chủ yếu ăn tôm bình thường,và tép đồng thì cũng gọi là “tôm riu”.Tuy nhiên,đọc bài trên thì có thể hiểu là:Tép là con “bé”( ko thể lớn thêm),có tép sông-ao- hồ,có tép biển;có tôm sông-ao- hồ,có tôm biển.Tép biển có màu đỏ hơn,khi phơi khô cũng đỏ hơn.

      3. Linh viết:

        Theo tôi, bài này có 2 lầm lẫn đáng kể:
        1. Coi mắm tôm là mắm tôm chua của Huế, hay miền Trung làm từ con tôm bình thường và còn thấy nguyên con tôm mầu hồng cam khi ăn. Trong hình dung của tất cả mọi người VN, nói đến mắm tôm là nói đến loại mắm sệt màu xám nâu đặc sản của miền Bắc, để chấm với lòng heo, thịt chó, bún đậu. Nếu là mắm tôm chua thì bao giờ cũng được gọi tên đầy đủ là mắm tôm chua, chứ không bao giờ gọi tắt thành mắm tôm.
        2. Không phân biệt được mắm tôm của miền Bắc và mắm ruốc của miền Trung và miền Nam. Tuy cùng làm từ nguyên liệu là con tép biển, hay tép đồng, còn gọi là con moi, nhưng do cách làm khác nhau nên cho ra 2 sản phẩm có mùi vị và màu sắc rất khác nhau. Mắm tôm có màu xám, tanh hơn, mắm ruốc có màu nâu hồng, ít tanh hơn.

    2. Lê minh viết:

      Cả cái miền nam ( mình dám khẳng định như vậy) gọi con nhỏ kia là tép, con tép biển là ruốc, còn cá nhỏ mà gọi là tép thì xin chào thua. Không 1 người miền nam nào gọi cá nhỏ là tép cả, và tép nhỏ không thể lớn thành tôm. 2 loại nó khác nhau. Cứ ra khỏi nhà về nam mà hỏi, thế giới rộng lắm đừng ở dưới giếng mà đính chính. Vào nam mà gặp con nhỏ mà kêu tôm người ta cười vô mặt đó.

      1. đinh điệp viết:

        người miền nam gọi cái bát là cái chén …người miền bắc gọi bát ra bát,chén ra chén…vậy bạn nghĩ thế nào ?

        1. Yến viết:

          Cái bát người miền nam gọi là cái tô. Cái tô lớn hơn cái chén. Người miền nam ko dùng từ cái bát

        2. Tony viết:

          Người Nam cái chén là chén nhé chuẩn vừa mọi người dùng để ăn cơm. Lớn hơn cái chén sẽ gọi là cái tô nhé. Học hỏi đi!

      2. nhung viết:

        tép mà nhỏ xíu như con ruốc miền bến tre mình gọi là tép rong 🤣

        1. Người Hai Quê viết:

          Cảm ơn bạn Nhung đã đóng góp ý kiến, giúp chúng ta biết thêm về một tên gọi khác đầy thú vị về Tép và Tôm

      3. Nguyễn-Đình hưng viết:

        Tôi ở Thanh Hoá cũng ko gọi cá nhỏ là tép. Mà con tôm nước ngọt “mãi ko lớn” là con tép, còn con to là tôm. Ở biển thì con “mãi ko lớn” là con moi, tép biển hoặc con ruốc; con to thì là tôm biển.
        Cái mắm màu tím có 3 loại:
        1. Loại dạng nước người ta hay gọi là “mắm tôm” nhưng thực chất là muối từ con moi (ruốc).
        2. Loại dạng khô (ít gặp, thường là dạng nguyên chất chưa pha), họ gọi là “ruốc hôi” – ko phải mắm ruốc nhé.
        Cả hai loại này đều màu tím, nhưng là nguyên chất và pha loãng. Dĩ nhiên, nguyên chất ăn ngon hơn.
        3. Mắm chua, hay mắm thính, cũng từ con moi nhưng muối cùng thính gạo nên đỡ tanh hơn và có màu nâu.
        Còn loại mà ng ta gọi là “mắm ruốc” thấy bảo ủ trên 6 tháng thì tôi chưa được ăn. Mắm tôm đồng, tép đồng cũng hiếm lắm.
        Bên Lào họ có muối mắm “chạch” (cá chạch) với ớt đỏ rất là thơm và cay.

        1. Người Hai Quê viết:

          Cảm ơn bạn Đình Hưng đã đóng góp ý kiến rất thiết thực để tất cả chúng ta có thêm cái nhìn về vấn đề của bài viết!

        2. Vũ hà viết:

          Tất cả bl trên tôi chưa thấy ai nói về con “ruốc” mà quê tôi Hải Phòng gọi loại nhuyễn thể mầu đất ,nó cực nhỏ như sợi ruốc thịt say, ăn khá ngon vậy ai biết thông não dùm (Hải Phòng gọi con tôm như mọi miền nhưng con tép đồng gọi là tép riu, con như trên hình bắt ở biển gọi là tép xăm, con ruốc thì như đã nói trên)

      4. Hồng Thi viết:

        M sống ở ngoại thành Hà Nội (trc gọi là Hà Tây), toàn bộ mấy huyện xã nơi mình đều gọi con cá nhỏ là tép bạn nhé và con tôm nhỏ vẫn gọi là con tôm

      5. Anh Toàn viết:

        Đúng đó gọi tôm nhỏ hay cá nhỏ là tép là sai, vì con tép không bảo giờ to được

    3. Vietroad viết:

      Cá là cá còn tép là tép, sao có thể gọi cá nhỏ là tép được. Bản chất từ mớ chỉ là danh từ chỉ số lượng tương đối nhỏ, như mớ cá, mớ rau,… Ca dao VN còn có câu “ba đồng một mớ trầu cay”, chỉ giá trị không lớn. Và vì giá trị không lớn nên người ta cũng không cần phải xem xét một cách tỉ mỉ, chính xác. Do đó, nếu như trong cái “mớ tép” đó có lẫn “vài con cá nhỏ” thì họ cũng không quan tâm, nhưng dù thế nào đi nữa thì con tép vẫn là chính. Không ai mang 1 rổ “cá nhỏ” ra gọi là mớ tép cả.
      P.S: Không nhất thiết cái gì “nghe trên phát thanh” cũng là chính xác tuyệt đối cả.

      1. Đường phạm viết:

        Tôi đồng quan điểm với bạn!

    4. ngọc cương viết:

      tôi thấy ý kiến trên là đúng. thật ra cái gì đó chỉ là 1 cái tên để gọi sao cho thống nhất về ý thức hệ về sự vật hiện tượng đó mà thui. ví dụ: tất cả mọi người ngoài bắc bảo cái bát ăn cơm, nhưng trong nam người ta gọi là chén. còn cái chén ngoài băc thì trong nam gọi là cái ly. nên cái tên đó chỉ là 1 cách định nghĩa của người đời trc để lại. nên tôi thấy ở nơi nào gọi là tép thì đó là tép, nơi nào gọi đó là tôm riu thì nó là tôm riu. ko nên bảo ai đúng ai sai cả. mà ai cũng đúng hết. chỉ có cái là ta dc dạy từ bé là sự vật đó có tên gọi là gi vậy thui. ok mọi người

    5. Van huy truong viết:

      Công thức làm mắm tôm khác với mắm moi( mắm ruốc). Mắm tôm ko dùng thính( bột ngô,hoặc gạo rang) để trộn với ruốc và muối. Còn mắm moi thì trộn thính. Nhưng ở miền Trung thì nhiều nơi lại ko trộn thính mà trộn muối rồi vắt khô giã nhuyễn.

  2. phan an đông viết:

    mình lạy bạn đấy ad àh bạn nên nhớ chỉ có những người đi biển có kinh nghiệm và hiểu biết chút mới biết là còn tép chính là con tôm. là 1 loài lột vỏ để lớn, và mình nói cho bạn 1 đặc điểm như này để bạn đỡ phân vân. mình là người đi biển và cũng không phải người đi biển nào cũng biết chuyện tôm tưpa và rất bảo thủ khi nói con tép không phải con tôm, và mình nói để cho ad mở rộng kiến thức chút trước khi viết bài. ad tìm hộ cho mình con tép nào có trứng 1 cái . tìm thử có con tepa nào có trứng không thì hãy viết bài nhé . nhà mình làm nghề đánh tép nhưng nói thật mình khẳng định 100% không có con tép nào to nhỏ có trứng cả và phải đính chính rằng con tép nhỏ chính là con tôm sau 5 lần lột xác để trưởng thành.

    1. Người Hai Quê viết:

      Đầu tiên, xin chân thành cảm ơn bạn Phan Anh Đông đã đóng góp ý kiến. Về việc con tép là con tôm con theo như quan điểm của bạn, hay con tép và con tôm là hai loài khác nhau theo như tác giả là đúng hay sai, chúng ta cần nhiều ý kiến hơn nữa của quý bạn đọc.
      Với kiến thức hạn hẹp của mình, tác giả vẫn bảo lưu quan điểm rằng con tép và con tôm là hai loài khác nhau. Và tác giả có tiếp xúc trực tiếp hay gì chưa thì xin phép quý bạn đọc được kể ngày xưa khi còn bé ở quê, Mệ (là mẹ theo tiếng quê tác giả) cứ tầm 4 giờ sáng là đi “cất rớ” (cái rớ bắt tép chỉ nhỏ chừng 40x40cm làm bằng vải màn), và cái hình ảnh mớ tép lộn trong đó một vài con cá bống nhỏ, cá giếc nhỏ, tôm… đã in hằn trong ký ức tuổi thơ của tác giả, mà sẽ chẳng thể nào tìm lại được lần nữa (theo ý kiến khác của bạn Ngọc ở phần bình luận trên thì tất cả tép, cá nhỏ đều gọi là tép).
      Cất rớ tép
      Hình minh họa người đi chất rớ tép!
      Trở lại chuyện con tép có trứng hay không như bạn Đông hỏi để chứng minh nếu có trứng thì tép và tôm là hai loài khác nhau?
      Mớ tép đồng
      Quý bạn đọc có thể nhìn kỹ dưới bụng một số con tép trong hình có màu hơi xanh rêu khác với màu cơ thể của chúng, đó chính là trứng tép.
      Đó cũng chỉ là sự hiểu biết hạn hẹp của tác giả, rất mong bạn Đông cũng như toàn thể quý độc giả, bà con góp ý thêm để tất cả chúng ta được hiểu biết hơn, cũng như giúp đưa chúng ta trở về gần hơn với ký ức tuổi thơ, với hương vị quê nhà!

      1. Cat viết:

        Mình đồng ý với tác giả, con tôm là tôm, tép là tép, tép lớn ko thể trở thành tôm được. Tuổi thơ của mình cũng gắn liền với con tép con tôm đi bắt ở ruộng và cả ở ao nhà mình cũng có cả tép cả tôm!

        1. Quốc Tiền Giang viết:

          Con tôm trưởng thành lớn hơn con tép nhé. Ông bà ta ngàn đời đã dạy câu này: thả con tép bắt con tôm là ý nghĩa đó.

      2. Nguyễn-Đình Hưng viết:

        Cái = vải màn 40×40 cm thì quê tôi gọi là cái “te” (cái rớ theo Ad), còn cái to và thưa hơn để kéo cá là cái vó. Chính tôi khi nhỏ dã đi kéo te, mồi làm bằng cám ngô, lúa, rang lên thơm lừng gọi là “thính”, kéo ở “bàu” (cái đoạn sông cạn, dòng chảy bị ngắt do bồi lấp), khi thì kéo ở ao nhà. Sáng tinh mơ khi trời còn mờ sương là tốt nhất, đặc biệt là những ngày sương mù dày đặc, con tôm con tép nó bơi vào bờ cỏ thì bắt = tay cũng được.

    2. Mèo viết:

      Lạy bạn một cái nha ! Bạn vào google.vn gõ chữ tép trứng rồi vào phần hình ảnh xem hộ mình nhé. Mình là dân miền núi mà còn biết rõ về con tép . Tội nghiệp bạn tự hào là dân biển.

    3. Vietroad viết:

      Thế giới rộng lớn, vài năm đi biển thì ý nghĩa gì mà tự xưng. Tôi không đi biển, tôi ở đồng. Tôi đố bạn nuôi được con tép đồng cho nó thành con tôm đấy.

    4. Hung Hoang viết:

      Các loài tép và tôm là cùng họ giáp xác mười chân

      Nhưng Tép đồng không thể lớn thành tôm được

      https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A9p_riu

      Tép biển hay moi cũng thế

      https://vi.wikipedia.org/wiki/Ru%E1%BB%91c_(%C4%91%E1%BB%99ng_v%E1%BA%ADt)

      Ảnh con tép có trứng cho bạn đây
      https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/7e/Nematoscelis_difficilis_female.jpg
      https://en.wikipedia.org/wiki/Krill

    5. P viết:

      nói như đúng rồi,nhà t bố mẹ đánh bắt,vợ chồng tớ buôn hải sản bảo nhiêu năm. Tép đồng có trứng chứ sao không. Tép biển bạn chưa nhìn thấy có trứng thôi,chứ bản quy tụ con tép biển thành con tôm biển,tớ cũng ạ bạn luôn.

    6. Tân Bùi viết:

      Bạn nhầm rồi, tép đồng đầy trứng trong khi nó bé tí.
      Có khi nào bạn cũng nghĩ con mèo nuôi đủ dài thì nó sẽ thành con hổ không????
      Mỗi vùng miền mỗi cách gọi, nhưng theo tôi được biết thì đa số các tỉnh có chung cách gọi như tác giả nêu. Quê tôi Hải Phòng, là vùng khá đa dạng về thuỷ hải sản

  3. Lê Tấn Thắng viết:

    Phan An Đông ruốc, tép, tôm thực chất là những loại khác nhau. Có tên khoa học hẳn hoi. Và xin khẳng định với bạn là tép nhỏ hơn ngón tay út vẫn có trứng nhé. Vì nó đã trưởng thành. Bạn có thể tham khảo thêm ở đây.
    https://vi.m.wikipedia.org/wiki/T%C3%A9p

  4. Nguyễn chí thanh viết:

    màu xanh dưới bụng chính xác la trứng rồi. Hồi nhỏ tui cũng từng đi cào tép đồng

  5. Dan viết:

    M que ha tay.thuoc xu doai.o m ko co bien.nen moi nguoi goi con tom dong (nuoc ngot) la tom,tom ma be be goi la tom riu.con tep thi de goi chung cho cac loai ca nho hoac hon hop cua ca nho lan it tom riu.m o canh song hong.o song chi thay co 2 loai tom:1 loai lon co the bang ngon tay va 1 loai chi bang hat do den dai 2cm

  6. Kiều sơn viết:

    Tác giả viết rất chính xác còn các ông lấy cách gọi sai ở địa phương làm chuẩn thì hỏng vd cá nhỏ mà gọi là tép thì tôi cũng lạy vì có sự không chính xác ở cách gọi nên mới có bài viết này ông vào nam mà mua mớ tép tui bảo đảm khg có con cá xô nào lẫn trong đó đâu

  7. Nguyenthong viết:

    Sendo quảng cáo mắm tôm nhà tự làm, khi mua về ăn nó là mắm moi .

  8. Vietroad viết:

    Chi tiết “tép chỉ to bằng ruột bút bi” là không chính xác. Ở đồng bằng sông Cửu Long có một loại tép lớn cỡ ngón tay cái, thường gọi là tép bạc. Đó chính là cái con mà quán cơm ở Sài Gòn dùng làm món tép kho. Và tôi cũng khẳng định đó chính là một loại tép sông, không phải tôm. Những chỗ khác thế nào không biết, nhưng ở miền Nam, tôm, tép và con ruốc là 3 con khác nhau.
    Thứ hai, miền Nam chỉ có mắm ruốc, mắm tôm là sau này du nhập từ miền Bắc vào. 2 loại này hoàn toàn khác nhau:
    Màu sắc: mắm tôm có màu tím xanh còn mắm ruốc có màu tím ngả đỏ.
    Mắm tôm thường loãng còn mắm ruốc sệt nên mắm tôm thường đựng trong chai xịt còn mắm ruốc phải đựng trong keo, hũ có miệng rộng, khi dùng lấy muỗng múc ra chứ không xịt được.
    Mắm tôm thường có mùi hăng hơn mắm ruốc.

  9. Ải Chi LĂng viết:

    Phân loại 3 con là như thế, nhưng mắm thì rõ ràng là 3 loại khác nhau (mắm tôm, mắm tép, mắm ruốc) Hình thức và mùi vị cũng khác nhau rõ ràng. Bài viết dông dài nhưng vẫn không chỉ rõ tại sao “mắm tôm là mắm ruốc”.?!!”Rõ ràng là 2 loại mắm này hình thức và mùi vị rất khác nhau.

    1. Người Hai Quê viết:

      Cảm ơn bạn Chi Lăng đã đóng góp ý kiến! Ad xin phép trả lời bạn: Nội dung của bài viết là chỉ ra mắm tôm và mắm ruốc là 2 loại khác nhau chứ không phải là 1 loại. Có chăng đó là do cách gọi theo vùng miền đã bị hiểu lầm, nên mới có bài viết này muốn chỉ ra rõ: Mắm tôm làm từ con tôm – Mắm tép đồng làm từ con tép đồng – Mắm ruốc làm từ con tép biển (con ruốc/ con moi).

  10. khang viết:

    mình quê trung du miền núi phía bắc, tuổi thơ gắn liền với đồng ruộng và kênh mương, khi đi học môn sinh học từ lớp 6 lớp 7 cũng đã chỉ rõ cách phân biệt, tất cả các loài giáp xác giống tôm nhưng độ lớn của nó giới hạn và không bao giờ lớn hơn đầu đũa ăn là con tôm giong hoặc tôm riu, còn tất cả các con có vảy thở bằng mang và có vầy như cá đều gọi là tép VD (thầu dầu, đòng đong, cân cấn) vì vậy theo tôi tôm và tôm riu là cùng một loài giáp xác không thể vì nó nhỏ mà đánh đồng nó từ loài giáp xác sang loài có sương sống được, tép là loài có vẩy và có sương sống hô hấp bằng mang mà bắt nó phải chấp nhận cùng chung tên với loài giáp xác được.

  11. Hien Lai viết:

    Các cụ không ai đúng cũng chẳng ai sai, cả tác giả lẫn bạn đọc đều lấy cách gọi ở địa phương mình ra làm tiêu chuẩn thì làm gì có ai đúng hết được phải không? Tốt nhất dân đâu cách gọi đó, tại sao phải đòi lại cái tên cho nó theo cách địa phương mình đang dùng? Với các bạn bảo miền Bắc không gọi con tép kia thì mời bạn ra khỏi làng đi ạ, cụ tôi quê Hà Bắc nay thuộc Bắc Ninh, ông ngoại tôi về Quảng Ninh sống, bà ngoại tôi, nhà nội tôi người Hải Dương… xưa nay cũng phân biệt tép tôm như tác giả. Bạn bè, người thân tôi ở Hà Nội cũng gọi thế, nhưng nhiều nơi (vẫn ở miền Bắc luôn) thì lại gọi tôm, tôm to, tôm bé, con tép là con cá tép, rồi đấy mớ cá nhỏ cũng tép như mọi người chia sẻ… Còn tên gọi, tôi chỉ nghĩ thế này, sinh ra ông bà cha mẹ tôi dạy tôi nói, bảo tôi đó là con tép thì nó là con tép, lớn lên ra ngoài học thêm để biết thêm chứ định nghĩa lại mà làm gì? Hay giờ bắt người Nam phải gọi trái thơm là quả dứa? Bắt người Bắc gọi cái bát là cái chén? Bắt người Trung gọi cái nĩa, ba chĩa, ba chìa phải là cái dĩa vì ông người Bắc nào soạn từ điển à? Đến từ điển còn phải ghi thêm tên gọi theo vùng miền, còn không chắc đưa vào luật để cưỡng chế rồi. Giờ tôi ra đảo hoang ở, sau này tôi dạy con tôi quả chuối là trái xoài thì đúng là “bố nó biết”, có cơ may gặp được người lạ nó cũng cãi từ đời bố cháu gọi là trái xoài, chứ quả chuối là quả gì thôi. Tiếng Việt vốn nó đã đặc biệt như vậy rồi, ruốc, tép, tôm gì thì cũng vậy, người ăn thấy ngon, người nghe mùi đã chạy. Cách chế biến, cách làm ra mắm tôm, mắm tép, mắm ruốc… mỗi vùng cũng khác nhau, độ mặn, hương vị cũng chẳng theo một quy chuẩn nên mắm tôm còn phải có danh mắm tôm Thanh Hóa, mắm tôm vùng này vùng kia… Chia sẻ với các cụ vài dòng như thế, có cơ hội thì mời bạn bè ăn thêm con tôm vùng này, chấm chén mắm tép vùng kia mà cảm nhận vị ngon.

  12. Lan Phương 37 viết:

    Mình cũng đồng ý với ý kiến của tác giả. Mắm tôm, mắm tép, mắm ruốc thực ra là làm ra từ con tép, và có 2 loại: tép đồng (rất ít) và tép biển (có nơi gọi là co ruốc hoặc con moi). tuy nhiên nó khác nhau ở chỗ tùy từng vùng miền nên có tên gọi khác nhau và tùy từng vùng miền mà có cách gia vị tẩm ướp khác nhau nên cùng một loại tép nhưng nó sẽ ra hương vị khác nhau , bởi thế mới có sự nhầm lẫn giữa mắm tôm – tép – ruốc.
    còn tôm muối chua ở Huế thì họ gọi là tôm chua chứ ko gọi là mắm tôm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *