Văn hóa truyền thống

Tết Đoan Ngọ là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày tết diệt sâu bọ

Món ăn ngày tết Đoan Ngọ - Vietflavour

Nhắc tới tết Đoan Ngọ hay tết diệt sâu bọ chắc ai cũng biết, nhưng chưa hẳn đã biết tết Đoan Ngọ là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày tết diệt sâu bọ thế nào? Hãy cùng VietFlavour tìm hiểu về tết Đoan Ngọ, để hiểu thêm về phong tục truyền thống của người Việt Nam ta.

Tết Đoan Ngọ là gì?

Dân gian ta có câu “ăn tết đoan ngọ trở về tháng năm”  – Vào ngày mồng 5 tháng năm âm lịch hàng năm, người Việt ta từ nam chí bắc, tới người xa xứ đều tổ chức cúng tết Đoan Ngọ. Vậy có khi nào bạn tự hỏi ngày Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoạn Ngọ hay còn gọi là tết Đoan Dương diễn ra vào ngày mồng 5 tháng năm âm lịch hàng năm, là một ngày lễ truyền thống của nhiều nước tại châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tại Việt Nam, còn được gọi là tết diệt sâu bọ theo cách gọi của dân gian.

Đoan ở đây có nghĩa là mở đầu, còn Ngọ là khung thời gian trong ngày của người xưa, tương ứng với khoảng từ 11 giờ trưa tới 1 giờ chiều. Ý nói lễ cúng tết diễn ra vào khung thời gian buổi trưa.

Khung thời gian này được xem là lúc mặt trời lên cao nhất, cùng với đó tháng 5 âm lịch rơi vào hạ chí (giữa mùa hè), cũng là lúc nắng nóng nhất. Bên cạnh đó còn được hiểu đây là khoảng thời gian “dương thịnh” nhất trong năm (bởi thế cái tên tết Đoan dương có nghĩa từ đó), và âm suy nhất.

Nguồn gốc tết diệt sâu bọ

Sự tích tết Đoan ngọ thì mỗi nước mỗi khác. Nếu như ở Trung Quốc gắn liền với truyền thuyết tết Đoan ngọ nhớ Khuất Nguyên – Một nhân vật lịch sử của người Trung Hoa. Thì tại Việt Nam, nguồn gốc tết diệt sâu bọ được bắt nguồn từ truyền thuyết về mẹ Âu Cơ. Khi ca dao có câu “Tháng năm ngày tết Đoan Dương/ Là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang”.

Tháng năm mùa hè cũng là dịp côn trùng, sâu bệnh gây hại cho con người và mùa màng. Nên nhân dân ta khi xưa đã chọn ngày 5 tháng năm làm ngày để mọi người đồng loạt diệt côn trùng. Đó chính là nguồn gốc tết diệt sâu bọ là thế.

Bên cạnh đó, đây cũng là lúc mùa thu hoạch vừa xong. Mọi người muốn dâng các món ăn, bánh trái của mùa mới để tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Món ăn ngày tết Đoan Ngọ - Vietflavour

Món ăn ngày tết mùng 5 tháng 5 ngoài trái cây còn có chè, bánh ú, cơm rượu, thịt vịt,…

Ý nghĩa tết Đoan Ngọ của người Việt

Cũng bởi sự tích tết mùng 5 tháng năm mỗi nước mỗi khác, cho nên ý nghĩa về ngày lễ truyền thống này mà cũng khác đi.

Như đã nói ở trên, nguồn gốc của tết Đoan Dương ở Việt Nam bắt nguồn từ truyền thuyết mẹ Âu Cơ. Chính vì thế, ý nghĩa tết Đoan dương của người Việt đó là ngày giỗ mẹ Âu Cơ. Đó là ngày để mọi người dân nước Việt tưởng nhớ về cội nguồn, nơi sinh ra. Dâng cúng lên tổ tiên những sản phẩm bánh trái của mùa mới.

Sau này, có thêm ý nghĩa khác đó là ngày mọi người tẩy uế cơ thể, dọn dẹp, làm vệ sinh nhà cửa, ruộng vườn. Giúp con người trở nên khỏe mạnh, tránh được bệnh tật, tà ma; mùa màng bớt sâu bệnh gây thất bát.

Phong tục ngày tết diệt sâu bọ

Trải qua thời gian, ngày nay phong tục ngày tết Đoan dương 3 miền cũng có khác nhau nhiều. Nhưng về cơ bản, vẫn giữ được các phong tục chính gồm: Mâm cúng tết; hoạt động tẩy uế cơ thể, nhà cửa, ruộng vườn.

Các phong tục trong ngày này có thể kể tới như:

  • Ăn cơm rượu sau khi thức dậy, ăn trái cây để thanh lọc cơ thể.
  • Làm mâm cúng tết
  • Nấu lá xông tết sâu bọ
  • Treo bó lá trước nhà
  • Các phong tục khác như ôm cây chuối, vắt chanh vào mắt vào giờ trưa, tắm, tắm sông, tắm biển vào buổi trưa…

Tết Đoan Ngọ cúng gì?

Không giống như mâm cỗ cũng Tết, hay cúng gia tiên thường thấy. Trên mâm cỗ tết diệt sâu bọ thường chỉ có trái cây, xôi, chè, bánh trôi nước, bánh trùng ngào… Và đặc biệt không thể thiếu món thịt vịt (đôi với mâm cỗ cũng tết sâu bọ ngày 5/5 ở miền Bắc), và bánh tro hay còn gọi là bánh ú tro (đối với mâm cỗ cúng ở miền Nam).

Giờ cúng tết Đoan dương sẽ bắt đầu từ 11 giờ trưa tới 1 giờ chiều. Nhưng thực tế thì thường không ai cúng vào lúc đã qua 12 giờ cả. Khung giờ 11 tới 12 giờ trưa được xem là giờ tốt nhất để cúng tết Đoan dương.

Tết đoan ngọ ăn món gì?

Như đã nêu ở trên, vào ngày này, người ta sẽ không ăn nhiều thức ăn mặn, mà thay vào đó sẽ thường ăn cơm rượu vào sáng sớm để mong tẩy uế cơ thể. Cùng với trái cây, xôi, chè với tiêu chí thanh mát, ngọt ngào nhằm thưởng thức “của đầu mùa”.

Hình ảnh mình họa: Internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *