Nhắc đến Bình Thuận người lại không khỏi bồi hồi nhớ về vùng đất đầy nắng gió nhưng cũng không kém phần thơ mộng. ở Bình Thuân người ta có thể một bước gặp biển, hai bước là gặp trời.
Và ở nơi thiên nhiên tươi đẹp đó được tạo hóa ưu ái trao cho biết bao nhiêu món ngon. Bài viết mong mang đến bạn những cái đầy đủ nahats về đặc sản Bình Thuận, để biết vùng đất này không chỉ có thanh long ngon ngọt, nước mắm đậm đà.
-
Cốm hộc Phan Thiết
Cốm hộc là món ăn độc đáo và cực kỳ phổ biến của vùng đất nắng gió Phan Thiết. Món ăn bình dị này được làm từ những hạt nếp chắc mẩy đủ ngày tháng. Những hạt nếp nở khi sau khi rang được trộn lại với đường, gừng, dừa. Sự kết hợp độc đáo này mang đến những mẻ cốm vừa giòn tan vừa ngọt lại còn thơm ngây ngất.
Cốm hộc sau khi ép khuôn sẽ được đem phơi nắng 1-2 nắng là đã có thể sẵn sàng đi đến khắp mọi miền đất nước. Cốm hộc Phan Thiết là thức quà bánh quen thuộc, đặc sản Phan Thiết vào mỗi dịp tết. Thế nên thoáng nghe trong hương gió mùi cốm hộc người ta biết một mùa xuân nữa đang đến gần.
-
Nước mắm Phan Thiết
Nghề làm nước mắm được xem là một trong những tinh hoa của ẩm thực Bình Thuận. Những làng nghề có đến hơn 200 tuổi này mang đến những sản phẩm được luôn được ưa chuộng rộng khắp cả nước.
Bí quyết thu hút của nước mắm Phan Thiết có lẽ nằm ở nguyên liệu. Cá cơm được cho là thứ nguyên liệu ngon nhất để làm nước mắm. Cá cơm thường được đánh bắt tầm khoảng tháng tám âm lịch. Đây là cũng là lúc các cơm tươi ngon và ngọt nhất. Có lẽ vì thế mà những mẻ nước mắm cũng được ủ vào thời điểm này.
Nước mắm Phan Thiết trong sánh có màu vàng rơm, hậu ngọt và độ đạm cao. Người ta dành riêng một chỗ cho chén nước mắm Phan Thiết như một phần không thể thiếu trong bữa ăn. Từng phần nước mắm đậm đà trao tay như trao đi cái mặn mòi, nắng gió của miền Trung đầy khắc nghiệt nhưng đậm tình người.
-
Chả mực Cà Ty
Những con mực được mang về từ biển còn tươi rói, thịt trắng phau. Đây cũng là bí quyết tạo nên món chả mực dẻo dai và thơm nồng nàn hương vị biển.
Chả mực được quết nhuyễn vừa tay và chiên vừa lửa mang đến một màu vàng cánh gián hấp dẫn. Chả mực Cà Ty trở thành một món ăn đặc trưng của xứ biển. Món ăn này có thể xuất hiện trong bữa cơm gia đình hay chỉ đơn giản là thết đãi một một vị khách phương xa ghé thăm Bình Thuận.
-
Mực một nắng Phan Thiết
Mực một nắng Phan Thiết được dân sành ăn đánh giá là một món ăn nếu xếp thứ hai thì chắc không món nào có thể xếp thứ nhất.
Mực để làm nên món ngon này phải là mực ống và mực lá. Những con mực được phơi một nắng là cả một quá trình rất kỳ công. Việc này đòi hỏi người phơi phải canh sao cho mực vừa ráo hảnh thân ngoài nhưng bên trong vẫn còn tươi rói.
Khi nướng, mực một nắng Phan Thiết vẫn đảm bảo được độ tươi, thịt trắng dẻo cùng mùi thơm ngào ngạt đặc trưng không thể nào cưỡng lại được.
-
Thanh long
Vốn được mệnh danh là “Vương quốc thanh long” của Việt Nam với diện tích và sản lượng luôn dẫn đầu cả nước. Thanh Long Bình Thuận được cho là ngon hơn hăn vùng khác về độ ngọt thanh.
Một trong những nét độc đáo của Bình Thuận là bạn có thế thưởng thức thanh long với rất nhiều cách khác nhau. Không chỉ ăn trực tiếp mà còn làm rượu vang, sấy khô, sấy dẻo hoặc những kết hợp mới lại trong gỏi, chả giò, cơm trộn…
-
Bánh hỏi lòng heo Phú Long
Ai đi Bình Thuận cho theo
Phú Long bánh hỏi lòng heo nhớ hoài…
Chỉ một câu hát nhỏ cũng đã giúp bạn hình dung được món ăn này hấp dẫn đến mức nào rồi phải không? Món ăn khi nhìn tưởng chừng rất đơn giản này lại là cả quá trình chế biến vô cùng công phu.
Từ những miếng bánh hỏi trắng ngần, mềm mại là những mẻ gạo được chọn lựa, ngâm và gút cho thật sạch nước. Lòng heo ăn kèm cần được lựa chọn từ những nơi cung cấp có nguồn gốc sạch. Những đoạn lòng heo được làm sạch phèo, cật, gan, tim…mang đến cảm giác dai giòn sần sật nơi đầu lưỡi cho thực khách. Đặc biệt lòng heo phải được luộc cùng gừng để khử mùi tanh đặc trưng của nội tạng động vật.
Người ta dùng bánh hỏi lòng heo như một bữa điểm tâm nhẹ nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng. Sự kết hợp cùng chén mắm tỏi ớt cay nồng khiến món ăn càng thêm đậm vị trong tâm hồn người thưởng thức.
-
Bánh quai vạc
Tùy vào vùng miền mà món bánh này sẽ có tên gọi khác nhau. Và mỗi vùng miền bánh quai vạc lại có một hương vị khác nhau. Những chiếc bánh trong veo nhìn thấu cả phần nhân bên trong trông thật đẹp mắt cũng một phần nhờ vào quá trình nhồi bột kỹ lưỡng.
Nhưng điểm khác biệt của bánh quai vạc Phan Thiết là nằm ở nước mắm. Nước mắm ăn kèm ở đây được pha sệt sóng sánh như mật ong, thêm vài lát ớt xiêm và gia vị là đủ làm say lòng bao người rồi.
Khi ăn thì cho hành lá, hành phi và rưới nước mắm lên. Có người dùng trực tiếp cũng có người mua bánh mì về ăn kèm và tuy dùng bằng cách gì thì món ăn này vẫn giữ nguyên hương vị vốn có của nó.
-
Răng mực nướng
Đến với xứ biển thì mực là món đã quá quen thuộc. Nhưng biến tấu khác lạ từ con mực là răng mực thì không phải ai cũng biết. Món răng mực nướng của Bình Thuận cũng chẳng biết tự khi nào trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người thích những món ẩm thực mới lạ.
Răng mực hay thực chất là mắt mực thường được làm sạch và chế biến bằng cách nướng. Răng mực thường được xiên que nướng trên than hồng, ăn kèm dưa góp và rau sống, tương ớt và bánh tráng nướng. Vị dai giòn của răng mực, cay nồng, đậm đà của gia vị khiến món ăn chơi lạ miệng này được xếp hẳn vào hàng đặc sản Bình Thuận.
-
Bánh tráng nướng mắm ruốc
Phan Thiết chiếm trọn tình cảm của du khách bởi những món ăn vặt trong chiều lãng đãng. Bánh tráng nướng mắm ruốc là một trong số đó. Chỉ từ những nguyên liệu rất đơn giản nhưng món ăn này gây nghiên không biết bao nhiêu người.
Bánh tráng nướng mắm ruốc ở Phan Thiết có hình dáng bên ngoài tương tự như bánh tráng cuốn ở miền Nam. Tuy nhiên thành phần bên trong cuốn lại hấp dẫn với thứ hương vị pha lẫn mắm ruốc đặc trưng. Tùy vào sở thích mà người bán sẽ cho thêm trứng cút, trứng gà, nem chua, chả lụa, mỡ hành, tương ớt…và đặc biệt là không thể thiếu mắm ruốc.
Món ăn này là sự pha trộn giữ cái ấm nóng, giòn tan của bánh, vị ngọt của mắm và hương thơm đặc trưng của mắm. Cảm giác tròn vị và nét riêng biệt từ nguyên liệu khiến món ăn này được lòng rất nhiều bạn trẻ mê ăn vặt.
-
Bánh canh chả cá
Điểm khác biệt của món bánh canh miền Trung có lẽ nằm ở bánh canh bột xắt. Sợi bánh trắng đục, không chua vừa đủ độ dai mềm tạo nên nét hấp dẫn của món bánh canh.
Thế nên về đến Bình Thuận người ta vẫn khuyên nhau nên ăn món bánh canh để thấu được ẩm thực xứ này ngon đến mữ nào. Bánh canh Bình Thuận ngon đặc sắc phải kể đến món bánh canh chả cá. Chả cá được quết từ cá thu, cá rựa, cá chai, cá mối…tẩm ướp gia vị mang đến những miếng chả cá đặc quánh ngon ngọt vị biển.
Tô bánh canh nghi ngút khói với sợi bánh canh đục cùng vài lát chả cá trên mặt. Điểm xuyến là màu xanh của rau mùi và hành khiến tô bánh canh càng thêm bắt mắt. Khi ăn bạn có thể nêm nếm thêm chanh, tiêu, ớt cho thêm phần đặc sắc trong hương vị.
-
Bánh căn
Bánh căn là món ăn mà buổi xế chiều nào người ta cũng lại thấy thòm thèm khi đến Phan Thiết. Bánh căn là nét duyên ngầm đáng nhớ của miền Trung nắng gió có hình dáng tương tự như bánh khọt. Nếu như bánh khọt là thứ bánh làm từ bột gạo “chiên” thì bánh căn được làm từ bột gạo “nướng”.
Bánh căn Phan Thiết trên bề mặt có thêm vài khoanh mực, trứng, mực hoặc có khi là thịt bằm. Khi ăn kèm thì chấm cùng nước mắm pha, nước cá kho…tùy vào sự sáng tạo mà người ta còn cho thêm vào xíu mại, mỡ hành cho món ăn thêm phần hấp dẫn.
Món ăn bình dị này quyến rũ du khách bởi vị ngọt bùi của bột gạo, vỏ bánh nóng giòn, cay nồng của nước chấm, vị chua pha lẫn của xoài bằm và mùi thơm dịu của vài nhánh rau thơm.
-
Cá lồi xối mỡ
Cứ vào tầm tháng 7 âm lịch cá tầm lại lũ lượt kéo về vùng đất Phan Thiết. Người dân nơi đây lại có dịp thưởng thức món ngon: cá lồi xối mỡ. Cá lồi thường có trọng lượng 3-5kg mà con bé nhất cũng đến khoảng nửa kg.
Những con cá lồi được sơ chế phần bụng chỉ giữ lại gan. Những miếng cá vuông vức được hấp cách thủy rồi rưới mỡ hành được phi thơm lên.Món cá này ăn kèm thứ nước mắm chua cay mặn ngọt là nước mắm tỏi ớt, đường và me. Nhiều người còn mách nhau để cảm nhận hết cái thi vị của món này thì lấy gan cá đã chín đánh tan lên rồi pha vào nước mắm. Thứ cảm giác béo nguậy cùng mùi thơm nhẹ của gan cá khiến người ta nhớ mãi.
Cá lồi xối mỡ hành ăn kèm bánh tráng mỏng, rau sống và thứ nước chấm thần thánh đó thì quả không gì sánh bằng nửa.
-
Mủ trôm
Với khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp nên thời gian gần đây, Bình Thuận phát triển mạnh trong việc trồng cây trôm.
Mủ trôm là thứ nhựa chảy ra từ thân cây. Những khối mủ trôm đặc quánh, khô cứng lại màu trắng ngà ấy lại mang lại nguồn dưỡng chất dồi dào cho sức khỏe.
Ở Bình Thuận mủ trôm được trồng nhiều ở khu vực Vĩnh Hảo, Tuy Phong. Theo nhiều nghiên cứu, mủ trôm Bình Thuận chứa nhiều khoáng chất: magiesium, kali, kẽm, calcium, natri, sắt, gluco và chất xơ…
Mủ trôm khi ăn thường được ngâm với nước cho đến khi nở bung xòe ra hết. Món ăn này có vị nhạt, những sợi mủ trôm sau khi ngâm hơi dai nhẹ, bạn có thể pha với đường hoặc mật ong cho món ăn thêm phần hấp dẫn.
-
Lẩu thả Mũi Né
Không phải tự nhiên mà món lẩu thả trở thành món được yêu thích nhất khi du khách đặt chân đến Mũi Né. Món ăn này hấp dẫn bởi phần nguyên liệu tươi ngon: cá mai, cá suốt, cá đục. Phần thịt cá lọc xương và cắt thành những mảng nhỏ được xếp ngya ngăn trên đĩa.
Tùy vào khẩu vị mà người ta sẽ có những lựa chọn về món ăn phụ khác nhau. tuy nhiên vẫn phải có thịt heo thái sợi, trứng chiên, khế, dưa chuột, rau muống và ít bánh đa. Món lẩu thả là sự kết hợp hoàn hảo từ năm loại vị: chua, cay, đắng, mặn ngọt.
Có hai cách thưởng thức món lẩu thả. Một là ăn như lẩu thông thường hoắc có thê ăn cá cùng nước mắm như một món bún nước mắm cũng đều phù hợp.
-
Mỳ Quảng vịt
Ở Phan Thiết có một món mỳ Quảng vịt mà nhắc đến ai cũng thòm thèm vì sự độc đáo. Những tô mỳ Quảng qua bàn tay chế biến khéo léo đã mang đến hương vị đặc sắc riêng của Phan Thiết.
Đối với phần lớn người Phan Thiết, mỳ Quảng càng ngon hơn khi có thêm sự xuất hiện của thịt vịt. Một tô mỳ Quảng với sợi mỳ nhỏ, mềm hơn mỳ Quảng “chính gốc” khiến món ăn thêm nét khác biệt. Đôi khi, người ta còn trộn thêm vài sợi mỳ vàng cho đẹp mắt.
Tô mỳ dọn ra nghi ngút khói, cùng phần thịt vịt chiếm cả phần to trước mặt làm không ít người choáng ngợp. Thịt vịt có vịt ngọt, thơm nấu vừa chín tói cùng gia vị nêm đậm đà cũng vị cay của thứ ớt miền Trung khiến du khách thêm ấm lòng.
-
Bánh rế
Không biết từ khi nào món bánh nhìn bề ngoài thô cứng này trở thành món ăn gợi nhớ khi nghĩ về Phan Thiết. Tên bánh có lẽ bắt nguồn từ hình dáng như cái rế của bánh.
Từ những sợi khoai lang, khoai mỳ bảo sợi sơ chế cho bớt nhựa. Người khéo léo thì cho thêm vào ống vani cho thơm hoặc để nguyên mùi thơm tự nhiên vẫn rất hấp dẫn.
Từng vá khoai được chiên nóng giòn rồi nhúng thẳng vào phần đường mật đã được sên tạo thành hình như cái rế chỉ trong chốc lát. Những sợi khoai sánh vàng được phủ kín bởi đường mật nhìn lấp lánh thật thích mắt.
Tùy vào nguyên liệu mà sẽ có hai loại bánh rế có màu khác nhau: màu vàng, màu tím. Dù với màu sắc này đi nữa bánh rế vẫn mang đến cảm giác giòn tan với phần đường kết dính khiến người ta cuốn vào trong vị ngọt ngào đó.
-
Dông cát nướng muối ớt
Ở vùng “tiểu sa mạc” Việt Nam – Bình Thuận có món dông cát nướng nổi tiếng. Món ăn không chỉ là quà tặng của tự nhiên mà còn là thứ đặc sản ai cũng muốn ăn cho bằng được khi ghé Bình Thuận.
Dông có thịt trắng, thơm ngọt và xương mềm như sụn. Thịt dông còn được đánh giá cao về khả năng bồi bổ, cung cấp chất dinh dưỡng.
Về sự sáng tạo thì quả thật người ta phải nể phục những đầu bếp ở Phan Thiết khi có thể nghĩ ra liền tù tì 7 món dông, từ dông nướng, dông xào, gỏi dông, dông nấu dưa , cháo dông, chả dông. trứng dông, cuốn dông, dông hấp… Mà ngon nhất phải kể đến món dông nướng muối ớt. Dông được nướng chín vàng trên vỉ than đánh thức mọi giác quan của du khách. Vị mặn của muối biển cùng vị cay của ớt khiến món ăn càng thêm hấp dẫn.
-
Khô hải sản
Với lợi thế về vị trí địa lý ven biển (kéo dài hơn 190km) nên nguồn hải sản của vùng đất này nhiều không sao tả hết.
Hầu hết các sản vật từ biển đều có thể chế biến thành khô. Tùy vào hương vị đặc trưng và hương vị cần đạt được của món khô mà người ta sẽ nêm nếm phù hợp.
Không phải tự dưng mà người ta vẫn thường biếu nhau vài món khô hải sản làm quà. Vì món ăn này có thể bảo quản lâu mà vẫn giữ nguyên hương vị. Khô hải sản có thể ăn kèm cơm nóng, bữa tiệc sum vầy của anh em bạn bè đều rất phù hợp.
-
Ếch òn
Mùa mưa cứ ghé Phan Thiết là thế nào cũng được chiêu đãi những món ngon từ ếch òn. Ôi cái tên mà mới nghe qua đã thấy dân dã làm sao.
Ếch òn khi sơ chế thường chà với muối hoặc gừng để giảm độ nhớt. Ếch òn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau nhưng nổi tiếng nhất vẫn là ếch òn nấu canh chua lá me.
Ngoài ra, có thể phơi khô nhằm cất giữ món đặc sản này được lây hơn. Món dồi chiên từ thịt, xương rồi gói lại bằng da của ếch òn cũng khiến nhiều người say mê không kém.
-
Gỏi cá mai
Ở mỗi vùng biển, người ta lại sáng tạo ra một món gỏi khác nhau. Ở xứ biển Phan Thiết – Bình Thuận gỏi cá mai như một món ăn đã tạo nét hấp dẫn của vùng đất này.
Gỏi cá mai vốn dĩ là món ăn sống, phần thịt các sau khi lọc bỏ xương chỉ ngâm nước chanh hoặc giấm cho chín tái. Tuy cách chế biến cũng tương tự những vùng khác nhưng gỏi cá mai Phan Thiết mang hơi thở khác lạ khi có món nước chấm ăn kèm vô cùng độc đáo. Nước chấm ở đây là sự kết từ nước me chua nấu sệt pha cùng đường, tỏi ớt thêm vào cho tăng thêm phần cay nồng của món ăn.
Gỏi cá mai như một đặc sản Bình Thuận không thể thiếu khi ghé thăm của du khách. Miếng thịt cá ngọt dai, kèm rau sống thơm lừng, thêm vào miếng bánh tráng nướng giòn thì quả là không còn gì tuyệt hơn.
-
Gỏi ốc giác
Có lẽ vì thân hình to lớn và nhiều thịt mà ốc giác thường được mang ra chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Bên cạnh các món đơn giản như luộc, hấp, nướng, xào… Ốc giác Bình Thuân còn nổi tiếng với món gỏi khiến ai cũng xuýt xoa khen ngon.
Gỏi ốc giác là sự kết hợp tròn vị giữ thịt ốc dai giòn sần sật, xoài xanh (có thế biến tấu với hoa chuối). Phần nước trộn gỏi là sự cân bằng giữa vị ngọt, chua sao cho thật ngon miệng. Nước chấm món này cưng tùy nơi mà chủ quán sẽ bày ra phù hợp với từng khẩu vị của thực khách. Để thêm vui miệng bạn có thể kết hợp cùng bánh tráng mè nướng.
-
Mứt me
Mứt me không biết có từ khi nào nhưng những người con Phong Nẫm – Phan Thiết từ khi sinh ra đã thấy có sự xuất hiện của món này. Mà cũng không có gì lạ khi vừng đất này có thổ nhưỡng phù hợp nên những cây me sum sê cứ tha hồ lớn mạnh và cho trái quanh năm.
Me được chọn làm mứt thường là những quả già vỏ xanh, dáng đẹp. Cứ trung bình 3kg me : 1,5kg đường cát cho ra thành phẩm những quả me căng bóng màu vàng như mật ong. Khi ngào phải thât đều tay để đường vừa đủ độ bám dính, không khét và me cũng vừa đủ căng bóng.
Mứt me ngày nay không chỉ là món ăn vạt mà còn xuất hiện trong các mâm bánh mứt ngày Tết một cách trang trọng. Mứt me Phong Nẫm còn là thứ tình cảm chân thành của những con người miền quê chất phác, cái ngọt ngào bên ngoài bao bọc vị chua bên trong như những vất vả mà họ đã và đang trải qua.
-
Nhện rừng
Nhện có thể dùng để làm món ăn là thứ nhện rừng có thân đen sọc vàng. Chúng xuất hiện nhiều vào tháng 5 đến đầu tháng 8. Cách bắt nhện cũng rất đơn giản khi cần một nhánh cây trúc (tre) là đã có thể khều nhện xuống.
Nhện được chế biến theo cách đơn giản nhất như xâu từng con trong thanh tre rồi nướng trên than củi. Món ăn muốn đậm đà thì đem rang cùng muối hoặc nước mắm. Món ăn có tên nghe tưởng chừng khá rùng rợn này khi ăn có vị béo bùi và một chút tơ giăng trong miệng mang đến cảm giác mới lạ cho những ai lần đầu thưởng thức.
Hình ảnh minh họa: Internet
Nếu bạn biết các đặc sản Bình Thuận nào chưa được liệt kê trong bài viết. Vui lòng chia sẻ cho mọi người được biết thêm tại phần bình luận bên dưới nhé!